TỔNG QUAN

NGUYÊN NHÂN

ĐIỀU TRỊ

PHÒNG BỆNH

TƯ VẤN - HỎI ĐÁP

Thứ Năm, 11 tháng 12, 2014

CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG CHO NGƯỜI XUẤT HUYẾT DẠ DÀY

Ellen Do     10:32  Chưa có bình luận
Các bạn chắc ít nhiều cũng đôi lần nghe tới cụm từ " xuất huyết dạ dày" rồi phải không? Và nó có thể đã từng xảy ra với chính bản thân bạn, hoặc với những người xung quanh bạn như bạn bè, đồng nghiệp, người thân…Vậy chế độ dinh dưỡng của người bị xuất huyết dạ dày như thế nào là hợp lý? Sau đây chúng tôi sẽ trả lời cho các bạn nắm rõ hơn.

1. Chế độ dinh dưỡng:

 
Dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong điều trị, phục hồi sức khỏe cho bệnh nhân. Chế độ ăn nhằm mục đích: Bảo vệ niêm mạc dạ dày, Giảm tiết acid dịch vị. Đề phòng thiếu dinh dưỡng.
CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG CHO NGƯỜI XUẤT HUYẾT DẠ DÀY
Ảnh minh họa
Sử dụng các loại thực phẩm có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày và chống tăng tiết acid dịch vị.

  • Thức ăn giảm tiết acid dịch vị: mật ong, đường, bánh quy, dầu thực vật…
CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG CHO NGƯỜI XUẤT HUYẾT DẠ DÀY
Ảnh minh họa
  • Thức ăn trung hòa acid dịch vị: sữa, trứng.
  • Thức ăn bọc hút niêm mạc dạ dày, ít mùi vị: gạo nếp, bột sắn, khoai, bánh mỳ.
  • Ít xơ sợi: rau củ non.
  • Đồ uống: nước chín, nước chè loãng.
  • Chế biến thức ăn nên hấp luộc, nấu chín hầm nhừ, nghiền nát hoặc xay nhuyễn để giảm kích thích tiết dịch vị và được vận chuyển nhanh qua dạ dày.
CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG CHO NGƯỜI XUẤT HUYẾT DẠ DÀY
Ảnh minh họa

Hạn chế hoặc không sử dụng thức ăn, nước uống gây kích thích niêm mạc dạ dày.

  • Các loại nước sốt, nước luộc thịt, dăm bông, lạp xường, xúc xích.
  • Thức ăn cứng dai, nhiều xơ sợi: Thịt có gân, sụn, rau sống, rau quả nhiều chất xơ.
  • Thức ăn chua, dưa cà, hành muối, hoa quả chua.
  • Gia vị, dấm ớt, tỏi, hạt tiêu.
  • Rượu, chè, cà phê đặc.

Cách ăn uống để tránh kích thích niêm mạc dạ dày.

  • Chia thức ăn làm nhiều bữa trong ngày để nương nhẹ chức năng tiêu hóa của dạ dày.
  • Ăn điều độ, không để quá đói hoặc ăn quá no.
  • Không ăn thức ăn quay, rán: thit lợn quay, thit vịt quay…
  • Thức ăn không quá nóng như uống canh nóng hoặc quá lạnh như kem , nước đá vì làm cho dạ dày co bóp mạnh.

6 LỜI KHUYÊN GIÚP BẠN CHỦ ĐỘNG PHÒNG BỆNH DẠ DÀY

Ellen Do     10:21  2 Bình luận
Mức độ đau dạ dày nhẹ hay nặng còn tùy vào từng người, không phải đau nhiều là bệnh sẽ nặng hơn . Ngược lại đau ít chưa chắc bệnh sẽ nhẹ. Vì vậy, khi có những triệu chứng của đau dạ dày bạn cần phải đến các cơ sở y tế , phòng khám uy tín để được khám sớm giúp điều trị kịp, biểu hiện đấu tiên và dễ nhận biết của căn bệnh này là đau vùng bụng trên rốn (thường ngay dưới mũi ức), kèm theo cảm giác cồn cào.
6 LỜI KHUYÊN GIÚP BẠN CHỦ ĐỘNG PHÒNG BỆNH DẠ DÀY
Ảnh minh họa
Cơn đau thường liên quan đến bữa ăn: loét dạ dày thường đau sau khi ăn, loét tá tràng thì đau khi đói, ăn vào sẽ giảm đau. Còn biểu hiện khi quá đói cũng đau và lúc no cũng đau có thể là do viêm dạ dày. Cơn đau có thể lan ra sau lưng, giữa hai xương bả vai. Ngoài ra, kèm theo đau bụng là biểu hiện chướng hơi, ợ hơi, ợ chua…

Dưới đây là 6 lời khuyên giúp bạn chủ động phòng ngừa đau dạ dày:

  1. Dù công việc bận rộn đến đâu đi nữa, người lao động, nhất là giới văn phòng, trí óc cần sắp xếp thời gian biểu phù hợp và tạo thói quen sinh hoạt khoa học để phòng ngừa đau dạ dày.
  2. Ăn chậm, nhai kỹ và đừng vội vận động ngay sau bữa ăn (vận động sớm ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thức ăn, không tốt cho dạ dày). Bạn nên thư giãn khoảng 30 phút rồi mới vận động.
  3. Luôn ăn đúng giờ và không được bỏ bữa. Khoảng cách giữa các bữa ăn khoảng 5 giờ đồng hồ là tốt nhất. Nên ăn vừa đủ no, không nên ăn quá nhiều vào buổi tối. Việc vừa ăn vừa uống nước, đọc báo hay xem tivi là thói quen không tốt, cần điều chỉnh.
  4. Tránh để cơ thể mệt mỏi bởi nó không những làm giảm sức đề kháng của cơ thể mà còn làm suy yếu chức năng phòng vệ của niêm mạc dạ dày. Khi đó, dạ dày thừa a-xít, niêm dịch dạ dày ít đi, niêm mạc dạ dày sẽ dễ bị tổn hại.
  5. Không uống nhiều rượu bia, không hút thuốc lá, uống các chất kích thích… Ăn canh sau mỗi bữa ăn rất có lợi cho sức khỏe vì canh có thể giúp “làm sạch” khoang miệng, thực quản, dạ dày, ruột… giúp thức ăn tiêu hóa dễ dàng.
  6. Nếu đã bị bệnh, bệnh nhân nên chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ (4 - 5 bữa/ngày), chọn loại thực phẩm mềm, dễ tiêu như sữa, bột… để giúp dạ dày tiêu hóa tốt. Không nên ăn trái cây khô, lương thực khô gây khó tiêu, tránh thức ăn cay, chua kích thích dạ dày…

MỘT SỐ NGUYÊN TẮC PHÒNG TRÁNH BỆNH DẠ DÀY

Ellen Do     10:15  Chưa có bình luận
Bệnh đau dạ dày là loại bệnh có liên quan mật thiết đến chế độ ăn uống sinh hoạt hàng ngày kèm theo trạng thái thần kinh.
 
Áp lực công việc, cuộc sống dẫn  đến stress và những lo toan hàng ngày đang làm đảo lộn mọi sinh hoạt của chúng ta. Bệnh đau dạ dày không đơn giản như bạn nghĩ, bởi nó nhẹ thì khiến bạn nằm nhà cả tuần, nặng có thể dẫn đến chảy máu dạ dày, thậm chí là ung thư.

Nhưng nó hoàn toàn là căn bệnh mà bạn có thể ngăn ngừa được, chỉ bằng cách điều chỉnh chế độ sinh hoạt và ăn uống hàng ngày. Bạn có thể tham khảo một số nguyên tắc để phòng tránh chứng bệnh khó chịu này.
 
MỘT SỐ NGUYÊN TẮC PHÒNG TRÁNH BỆNH DẠ DÀY
Ảnh minh họa
Nguyên tắc phòng tránh đau dạ dày

1. Về sinh hoạt: 
 
Rất ít người có được một chế độ sinh hoạt đều đặn và chuyện ăn uống, nghỉ ngơi quá giờ thì không hiếm. Nhưng bất cứ lúc nào có thể bạn nên cố gắng duy trì ngủ 8 tiếng, không thức khuya và buổi trưa có giấc ngủ ngắn.

Bạn nên tạo cho mình một nguyên tắc sống tốt, luôn gạt mọi lo lắng, căng thẳng của công việc ra khỏi tâm trí khi kết thuccs công việc. Tám, chín tiếng làm việc ở cơ quan đã đủ để thần kinh căng thẳng rồi nên bù lại, về đến nhà, bạn chỉ nên dành cho ngủ nghỉ và sinh hoạt gia đình.

Theo khoa học, bữa tối nên cách giờ đi ngủ ba tiếng. Trong thực đơn các bữa cơm tối bạn hãy cố gắng hạn chế các đồ rán, nướng, hun khói hay đồ biển. Và dù đói đến đâu thì bữa tối cũng không cho phép mình ăn quá nhiều. Chỉ ăn vừa chớm no.

Nhiều người quan niệm ăn cay thì đỡ đau dạ dày nhưng thực tế, đồ ăn cay chỉ khiến cơn đau nặng hơn mà thôi. Ngoài ra, tôi cũng cố gắng hạn chế mở ti vi trong bữa ăn, không vừa ăn vừa đọc sách báo và không đem những căng thẳng vào bữa ăn. Sau bữa ăn, tối thiều nửa giờ tôi mới nghĩ đến việc làm gì đó.

2. Ăn đủ chất: 
 
Protein, lipid, glucid, vitamin là những chất cần thiết có trong bữa ăn. Để có được những chất này trong thực đơn hàng ngày cần có đủ thịt, cá, trứng, sữa, rau xanh và hoa quả.

Nhiều bệnh nhân bị đau dạ dày do sử dụng thuốc chống đau, giảm viêm sai quy cách. Nhiều trường hợp nặng việc sử dụng thuốc sai này thậm chí còn gây chảy máu dạ dày, thủng dạ dày. Bất cứ thuốc giảm đau, giảm viêm nào mà bạn muốn dùng đều cần tham khảo ý kiến bác sỹ.

KIỂM TRA BỆNH ĐAU DẠ DÀY BẰNG PHƯƠNG PHÁP NỘI SOI

Ellen Do     10:10  Chưa có bình luận
Căn bệnh đau dạ dày gần như là một bệnh xã hội, căng thẳng trong công việc cũng đau dạ dày, một số người chờ đợi, lo lắng một việc gì đó cũng sẽ bị đau dạ dày. Để phân biệt đau dạ dày bệnh lý và đau dạ dày cơ năng, có nghĩa không phải do bị loét dạ dày, các bác sĩ thường đi tìm các triệu chứng báo động trong đau dạ dày.

Khi có dấu hiệu đau dạ dày cần nội soi để kiểm tra bệnh

Khi bạn có các triệu chúng báo động như sụt cân, thiều máu, nôn mửa sau khi ăn, tiêu phân đen nhiều lần trong ngày, trên 40 tuổi có đau dạ dày kéo dài trên hai tuần…thì không nên xem thường, cần sớm đi gặp bác sĩ. Các triệu chứng này là chỉ định bạn cần được nội soi dạ dày.
KIỂM TRA BỆNH ĐAU DẠ DÀY BẰNG PHƯƠNG PHÁP NỘI SOI
Ảnh minh họa
Khi nội soi dạ dày, nếu có loét và có vi trùng H.Pylori. Việc diệt H.Pylori trong các trường hợp loét dạ dày, viêm dạ dày mạn tính đã được chứng minh là giúp ngăn ngừa loét dạ dày tái phát, ngừa ung thư dạ dày.

Một điều khó xử cho bác sĩ hiện nay là có nhiều người điều trị H.Pylori do quan điểm sai lầm nêu trên, nên khi thật sự cần điều trị thì vi trùng lại kháng thuốc. Lúc này, bác sĩ phải phối hợp nhiều kháng sinh, dùng liều cao, thời gian kéo dài (thường là hai tuần).

Khi điều trị H.Pylori, bạn phải tuân thủ phác đồ điều trị, và sau khi điều trị cần kiểm tra đề xác định đã hết vi trùng. Một sai lầm thường gặp khi thử lại vi trùng sau điều trị là người bệnh không ngưng thuốc đúng theo yêu cầu.

Một sai lầm khác, nhất là ở những cơ sở không có nội soi hoặc xét nghiệm thử vi trùng bằng hơi thở, là kiểm tra lại vi trùng sau khi điều trị bằng xét nghiệm máu. Nếu xét nghiệm máu trong thời gian này sẽ cho kết quả dương tính cho dù bệnh nhân đã hết hay còn vi trùng vì đó là kháng thể của cơ thể chống lại vi trùng, không phải là vi trùng.

Việc phát hiện ra vi trùng H.Pylori là một thành tựu của khoa học trong việc điều trị loét dạ dày. Nếu không sử dụng kháng sinh quá dễ dàng, điều trị vi trùng khi không cần thiết và khi điều trị phải kiểm tra lại đề bảo đảm đã diệt được vi trùng, tránh trường hợp kháng thuốc tràn lan trong cộng đồng, là bạn đã giúp khoa học thành công hơn trong việc điều trị bệnh loét dạ dày.

BỆNH ĐAU DẠ DÀY PHỔ BIẾN VỚI DÂN VĂN PHÒNG

Ellen Do     10:04  1 Bình luận
Những người lao động trí óc, nhân viên văn phòng là hai đối tượng chịu nhiều áp lực công việc, căng thẳng trong cuộc sống và thường có chế độ ăn uống không điều độ nên dễ ảnh hưởng đến cơ chế hoạt động tự nhiên của dạ dày.

Đau dạ dày là một từ dân gian hay dùng, gọi chính xác hơn là viêm loét dạ dày tá tràng. Bệnh thường gặp ở người lớn nhiều hơn trẻ em, ở nam nhiều hơn nữ, người nhóm máu O có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn đến 40%. 

BỆNH ĐAU DẠ DÀY PHỔ BIẾN VỚI DÂN VĂN PHÒNG
Ảnh minh họa
1. Dễ nhận biết bệnh đau dạ dày:
  • Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng do vi khuẩn HP gây ra dễ dàng lây lan qua đường hô hấp, ăn uống trong sinh hoạt hàng ngày. Vì vậy, bệnh có thể phát triển ở bất kỳ đâu và với bất cứ ai. Do đó, nếu trong nhà có người bị bệnh vì nguyên nhân này cần tránh dùng chung chén, muỗng, đĩa để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh.
  • Biểu hiện dễ nhận biết của bệnh là đau vùng bụng trên rốn (thường ngay dưới mũi ức), kèm theo cảm giác cồn cào. Cơn đau thường liên quan đến bữa ăn: loét dạ dày thường đau sau khi ăn; loét tá tràng thì đau khi đói, ăn vào sẽ giảm đau. Còn biểu hiện khi quá đói cũng đau và lúc no cũng đau có thể là do viêm dạ dày. Cơn đau có thể lan ra sau lưng, giữa hai xương bả vai.
  • Ngoài ra, kèm theo đau bụng là biểu hiện chướng hơi, ợ hơi, ợ chua… Mức độ bệnh nhẹ hay nặng còn tùy vào từng người, không phải đau nhiều là bệnh nặng. Ngược lại đau ít chưa chắc bệnh nhẹ. Vì vậy, khi có những triệu chứng trên cần phải đi khám bệnh để được làm các xét nghiệm cần thiết giúp điều trị kịp thời.

2. Cần chủ động đề phòng bệnh đau dạ dày


Dù công việc bận rộn đến đâu đi nữa, người lao động, nhất là giới văn phòng, trí óc cần sắp xếp thời gian biểu phù hợp và tạo thói quen sinh hoạt khoa học để phòng bệnh:

  • Vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP).
  • Thuốc kháng viêm không steroid để giảm đau hay hạ sốt như: Diclofenac, ibuprofen, indomethacin, mefenamic a-xít, naproxen, piroxacam...
  • Luôn ăn đúng giờ và không được bỏ bữa. Khoảng cách giữa các bữa ăn khoảng 5 giờ đồng hồ là tốt nhất. Nên ăn vừa đủ no, không nên ăn quá nhiều vào buổi tối. Việc vừa ăn vừa uống nước, đọc báo hay xem tivi là thói quen không tốt, cần điều chỉnh.
  • Ăn chậm, nhai kỹ và đừng vội vận động ngay sau bữa ăn (vận động sớm ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thức ăn, không tốt cho dạ dày). Bạn nên thư giãn khoảng 30 phút rồi mới vận động.
  • Tránh để cơ thể mệt mỏi bởi nó không những làm giảm sức đề kháng của cơ thể mà còn làm suy yếu chức năng phòng vệ của niêm mạc dạ dày. Khi đó, dạ dày thừa a-xít, niêm dịch dạ dày ít đi, niêm mạc dạ dày sẽ dễ bị tổn hại.
  • Không uống nhiều rượu bia, không hút thuốc lá, uống các chất kích thích… Ăn canh sau mỗi bữa ăn rất có lợi cho sức khỏe vì canh có thể giúp “làm sạch” khoang miệng, thực quản, dạ dày, ruột… giúp thức ăn tiêu hóa dễ dàng.

Nếu đã bị bệnh, bệnh nhân nên chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ (4 - 5 bữa/ngày), chọn loại thực phẩm mềm, dễ tiêu như sữa, bột… để giúp dạ dày tiêu hóa tốt. Không nên ăn trái cây khô, lương thực khô gây khó tiêu, tránh thức ăn cay, chua kích thích dạ dày…

Thực phẩm không nên ăn khi đói:


Dùng những thực phẩm sau đây khi đói là bạn đã góp phần mang bệnh đau dạ dày đến gần với mình:
  • Sữa, sữa đậu nành: Chứa một lượng lớn protein. Dùng lúc đói, lượng protein này sẽ chuyển hóa thành nhiệt lượng và tiêu hao hết, mất tác dụng cung cấp chất dinh dưỡng.
  • Cà chua, hồng: Chứa nhiều pectin, a-xít tannic, các chất này phản ứng với a-xít dạ dày, dễ hình thành sỏi dạ dày.
  • Khoai lang: Chứa nhiều tannin và chất nhựa, kích thích dạ dày tiết ra nhiều a-xít, gây cảm giác cồn cào.
  • Dứa: Giàu enzyme mạnh, có thể làm tổn thương dạ dày.
  • Cam: Chứa một lượng lớn a-xít hữu cơ, a-xít tactric, xitric gây kích thích niêm mạc dạ dày, làm dạ dày trương phồng, tràn thừa a-xít.

3 DẤU HIỆU ĐIỂN HÌNH CỦA RỐI LOẠN TIÊU HÓA

Ellen Do     09:57  1 Bình luận
Rối loạn tiêu hóa là gì? Dấu hiệu nhận biết rối loạn tiêu hóa như thế nào?... Diễn đàn sức khỏe về bệnh dạ dày sẽ chia sẻ với các bạn trong bài viết này.
 
Đầu tiên cần phân biệt rõ rằng, "rối loạn tiêu hóa" không phải là một căn bệnh dẫn đến tử vong mà “chỉ” là một hội chứng tuy khó chịu, nhưng hoàn toàn không nguy hiểm đến tính mạng.

Tuy nhiên, khi bị rối loạn tiêu hóa, người bệnh sẽ gặp những bất tiện trong sinh hoạt do bị thay đổi về chuyện đại tiện, bị đầy hơi hoặc đau bụng. Đây là một hội chứng rất thông thường, mà gần như ai cũng có thể bị.

Rối loạn tiêu hóa có thể gây ra bởi nhiều nguyên nhân, trong đó sự bài tiết của chất serotonin nơi tiết hợp thần kinh chạy dọc theo hệ thống tiêu hóa có thể đóng một vai trò chính yếu.
3 DẤU HIỆU ĐIỂN HÌNH CỦA RỐI LOẠN TIÊU HÓA
Ảnh minh họa
Một số dấu hiệu về vấn đề rối loạn tiêu hóa

1. Thay đổi vấn đề đại tiện
  • “Bệnh” tiến triển chậm nhưng mỗi ngày một trầm trọng hơn. Sự thay đổi thói quen đại tiện trở nên rõ ràng hơn. Đi vệ sinh bỗng dưng không còn đều đặn như trước.
  • Hơn nữa, người bệnh cảm thấy đau bụng từng cơn, ngày táo bón, ngày tiêu chảy. Tùy theo bệnh tình, mà người bệnh có khuynh hướng táo bón nhiều hơn tiêu chảy hoặc ngược lại.

2. Đau bụng
  • Những cơn đau bụng thay đổi tùy theo cá nhân và được diễn tả như đau sơ sơ, nhè nhẹ, lâm râm, quặn từng cơn, nặng bụng, sình bụng, xon xót, ran rát, đau như “dao cắt”. Đau có thể liên tục, nhè nhẹ suốt ngày, co thắt, nhức nhối từng cơn.
  • Bệnh nhân thường đau bụng dưới bên tay trái, nhưng họ cũng có thể bị đau ở nhiều chỗ khác nhau. Đau cùng một lúc, hoặc mỗi ngày đau một chỗ khác nhau. Họ cũng có thể bị đau toàn bụng chứ không nhất thiết đau ở vị trí nào nhất định. Trong một vài trường hợp hiếm hoi, cơn đau có thể lan ra sau lưng.

3. Đầy hơi
  • Sình bụng là một trong những triệu chứng tiêu biểu của rối loạn tiêu hóa. Bụng “căng to như cái trống”. Bệnh nhân ợ hơi liên tục hoặc “đánh rắm” liên miên. Bụng thường rất thon nhỏ vào buổi sáng khi mới thức dậy, rồi to dần. Bụng “phì lớn” nhanh như người có bầu. Ngoài ra, một số bệnh nhân có những triệu chứng của bệnh đau dạ dày, với những cơn ợ chua, đắng hoặc hôi miệng, buồn nôn, nôn mửa.
  • Tâm lý đóng một vai trò quan trọng khi nói về hội chứng rối loạn tiêu hóa. Vì thế buồn phiền, chán nản, u sầu sẽ làm những triệu chứng kể trên trở nên thường xuyên và trầm trọng hơn kể cả phụ nữ trong những ngày thấy kinh nguyệt cũng có thể gặp rối loạn tiêu hóa.

NHÓM TUỔI NÀO DỄ MẮC VIÊM DẠ DÀY MẠN TÍNH?

Ellen Do     09:50  Chưa có bình luận
Theo thống kê, thì tỷ lệ mắc bệnh viêm dạ dày mạn tính giữa nam và nữ là 25/20. 

Nhóm tuổi mắc viêm dạ dày mạn tính cao nhất là 40 – 49, tiếp theo là 30 - 39 tuổi, rồi đến nhóm 50 - 59 tuổi, tỷ lệ mắc thấp là trên 60 tuổi. 
NHÓM TUỔI NÀO DỄ MẮC VIÊM DẠ DÀY MẠN TÍNH?
Ảnh minh họa
Ở Việt Nam, viêm dạ dày mạn tính là bệnh khá phổ biến trong nhân dân, chiếm khoảng 31% - 65% các trường hợp nội soi đường tiêu hóa trên, trong đó tỷ lệ nhiễm HP chiếm 63- 94,8%. Bệnh thường gặp ở cả nam và nữ, lứa tuổi mắc bệnh nhiều là từ 40-49 tuổi, tỷ lệ nhiễm HP trong viêm dạ dày mạn tính là 53,33%.  

Người viêm dạ dày thường có biểu hiện đau vùng thượng vị, ợ chua, buồn nôn.

Bệnh thường tiến triển nhiều tháng, nhiều năm, từng đợt, tỷ lệ tái phát sau điều trị cao, viêm dạ dày mạn tính dẫn đến loét dạ dày, ung thư dạ dày.

Nguyên nhân chính gây viêm dạ dày mạn tính là do vi khuẩn HP, lây chủ yếu qua đường ăn uống, nước bọt, dịch tiêu hóa, phân…

Ngoài ra, ăn uống không điều độ, nhai không kỹ, ăn không đúng giờ giấc, ăn nhiều gia vị chua, cay, dùng thuốc một vài loại thuốc gây kích thích niêm mạc dạ dày trong một khoảng thời gian dài như Salicylat, Aspirin, thuốc lợi tiểu có thủy ngân… là nguyên nhân của viêm dạ dày dị ứng mạn tính.

Với nguồn thức ăn lạ, ngoài ra, tác nhân stress làm mất cân bằng hệ thống bảo vệ và phá hủy viêm mạc dạ dày là một trong những nguyên nhân gây loét dạ dày đường tiêu hóa.

Người bị bệnh viêm dạ dày mạn tính do HP thường không có dấu hiệu lâm sàng đặc trưng mà thường có những rối loạn chức năng như đau bụng vùng thượng vị (trên rốn, khi ăn no), ợ hơi, ợ chua hay nôn, buồn nôn. Bệnh viêm dạ dày mạn tính nếu không được phát hiện kịp thời dẫn đến loét dạ dày, ung thư dạ dày.

Hiện nay việc chẩn đoán, theo dõi diễn biến viêm loét dạ dày tá tràng nói chung và viêm dạ dày mạn tính nói riêng chủ yếu dựa vào nội soi dạ dày. Đây là tiêu chuẩn trong vàng trong việc chẩn đoán bệnh viêm dạ dày, qua đó giúp việc điều trị đạt hiệu quả cao, ổn định và ít tái phát.

Viêm dạ dày do HP được chẩn đoán bằng nhiều phương pháp. Hiện nay, phương pháp chẩn đoán phổ biến là nội soi dạ dày. Về mặt điều trị, HP thông thường được dùng kháng sinh ( thường là 2 loại kết hợp) trong vòng 1 đến 2 tuần, sau thời gian dùng kháng sinh duy trì bằng kháng tiết 4-8 tuần tùy thuộc vào viêm hay loét dạ dày tá tràng.

Sau điều trị 1-3 tháng đi kiểm tra lại xem đã diệt được HP chưa, nếu chưa khỏi có thể nghĩ đến HP kháng thuốc cần phải sử dụng phác đồ kháng thuốc.

NGUYÊN NHÂN VIÊM DẠ DÀY MÃN TÍNH

Ellen Do     09:45  Chưa có bình luận
Những nguyên nhân chính gây viêm dạ dày mạn tính là do vi khuẩn HP, lây chủ yếu qua đường ăn uống, nước bọt, dịch tiêu hóa, phân…

Ngoài ra, ăn uống không điều độ, nhai không kỹ, ăn không đúng giờ giấc, ăn nhiều gia vị chua, cay, dùng thuốc một vài loại thuốc gây kích thích niêm mạc dạ dày trong một khoảng thời gian dài như Salicylat, Aspirin, thuốc lợi tiểu có thủy ngân… là nguyên nhân của viêm dạ dày dị ứng mạn tính.
tìm hiểu viêm dạ dày mãn tính
Ảnh minh họa
Với nguồn thức ăn lạ, ngoài ra, tác nhân stress làm mất cân bằng hệ thống bảo vệ và phá hủy viêm mạc dạ dày là một trong những nguyên nhân gây loét dạ dày đường tiêu hóa.

Người bị bệnh viêm dạ dày mạn tính do HP thường không có dấu hiệu lâm sàng đặc trưng mà thường có những rối loạn chức năng như đau bụng vùng thượng vị (trên rốn, khi ăn no), ợ hơi, ợ chua hay nôn, buồn nôn. Bệnh viêm dạ dày mạn tính nếu không được phát hiện kịp thời dẫn đến loét dạ dày, ung thư dạ dày.

Để phòng ngừa bệnh rửa tay trước khi ăn, ăn chậm, nhai kỹ, ăn uống đúng giờ, không nên ăn quá no hoặc để quá đói, kiêng cữ các món ăn cay, chua. Hạn chế uống rượu, bia, hút thuốc lá, ăn các chất béo. Chú trọng ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, ăn nhiều rau, hoa quả. Uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Sinh hoạt điều độ, ngủ đủ ngày 7-8 giờ, tránh thức khuya.

Hiện nay việc chẩn đoán, theo dõi diễn biến viêm loét dạ dày tá tràng nói chung và viêm dạ dày mạn tính nói riêng chủ yếu dựa vào nội soi dạ dày. Đây là tiêu chuẩn trong vàng trong việc chẩn đoán bệnh viêm dạ dày, qua đó giúp việc điều trị đạt hiệu quả cao, ổn định và ít tái phát.

Viêm dạ dày do HP được chẩn đoán bằng nhiều phương pháp phổ biến là nội soi dạ dày.

Về mặt điều trị, HP thông thường được dùng kháng sinh (thường là 2 loại kết hợp) trong vòng 1 đến 2 tuần, sau thời gian dùng kháng sinh duy trì bằng kháng tiết 4-8 tuần tùy thuộc vào viêm hay loét dạ dày tá tràng.

Sau điều trị 1-3 tháng đi kiểm tra lại xem đã diệt được HP chưa, nếu chưa khỏi có thể nghĩ đến HP kháng thuốc cần phải sử dụng phác đồ kháng thuốc.

ĐIỀU TRỊ VIÊM DẠ DÀY CẤP

Ellen Do     09:40  Chưa có bình luận
Bệnh viêm dạ dày cấp tính chính là tình trạng viêm cấp tính của niêm mạc dạ dày, thường có tính chất tạm thời, có thể kèm xuất huyết niêm mạc và nặng hơn có thể kèm viêm loét niêm mạc dạ dày.

Nguyên nhân và điều trị viêm dạ dày cấp

Các nguyên nhân gây viêm dạ dày thường gặp bao gồm dùng lâu ngày các loại thuốc có hại cho dạ dày như Aspirin, thuốc kháng viêm không có steroid, uống quá nhiều rượu kèm theo hút nhiều thuốc lá, sử dụng các chất có tính ăn mòn. 
 
ĐIỀU TRỊ VIÊM DẠ DÀY CẤP
Ảnh minh họa
Nhiễm các loại virus và vi khuẩn trong thức ăn, dị ứng các loại thức ăn đồ uống hay do các loại hóa chất gây dị ứng toàn thân, do một loại vi khuẩn đặc biệt Helicobacter pylori là nguyên nhân rất thường gặp.

Một số bệnh nhân bị stress nặng, phỏng nặng, chấn thương, cuộc mổ lớn, sốc, do tia xạ trong điều trị các bệnh ung thư... Các yếu tố này đều có thể làm dạ dày tăng tiết acid là chất chua có trong dịch vị đồng thời làm giảm sự sản xuất các chất đệm, giảm lượng máu lưu thông đến dạ dày, do đó làm cho chất acid ứ đọng trong lòng dạ dày dẫn đến tổn thương niêm mạc dạ dày.

Bệnh nhân bị viêm dạ dày cấp tính có thể không có triệu chứng gì nếu bệnh nhẹ. Trong trường hợp bệnh nặng hơn, bệnh nhân có thể đau bụng, nhiều nhất là vùng thượng vị, đầy bụng, khó tiêu ăn mất ngon, buồn nôn, nôn.

Nặng hơn nữa có thể nôn ra máu và đi cầu ra phân đen. Khi bệnh nhân có triệu chứng nghi ngờ là viêm dạ dày, các bác sỹ sẽ nội soi dạ dày tá tràng đánh giá thương tổn của dạ dày.

Để điều trị có hiệu quả bệnh viêm dạ dày cấp tính cần phải dựa trên các nguyên tắc bệnh nhân cần ăn kiêng, tránh các thức ăn kích thích niêm mạc dạ dày như rượu, thuốc lá, nước ngọt có gas..., loại trừ nguyên nhân gây viêm dạ dày nếu có, điều trị triệu chứng giảm đau, giảm tiết acid và cuối cùng là dùng thuốc kháng sinh thích hợp để tiêu diệt vi khuẩn H. pylori nếu có.

Để diệt H. pylori, hiện nay thường phối hợp các thuốc gồm một loại thuốc ức chế bài tiết acid dạ dày với tối thiểu hai loại kháng sinh, thời gian dùng thuốc là từ 7 đến 15 ngày. Nếu là viêm dạ dày cấp tính do stress thì tốt nhất nên được điều trị phòng ngừa.

Ở những bệnh nhân nằm viện có nguy cơ bị stress nặng như chấn thương nặng, mổ lớn, bỏng nặng, choáng nhiễm trùng... phải được dùng thuốc giảm tiết acid dạ dày như thuốc ức chế bơm proton ngay khi chưa có triệu chứng của viêm dạ dày.

Nếu chế độ điều trị tốt, hầu hết bệnh nhân viêm dạ dày cấp cải thiện rất nhanh.

Nếu điều trị không tốt, bệnh nhân có thể bị mất máu nhiều do chảy máu rỉ rả, hay bệnh có thể diễn tiến sang viêm dạ dày mạn tính. Việc dự phòng bệnh vẫn là tốt nhất nên tránh các yếu tố nguy cơ như dùng nhiều thuốc nhóm kháng viêm không steroid, uống rượu nhiều, tránh stress...

CHIA SẺ 8 LỜI KHUYÊN GIÚP ĐIỀU TRỊ BỆNH DẠ DÀY HIỆU QUẢ

Ellen Do     09:36  1 Bình luận
Dưới đây chúng tôi xin đưa ra 8 lời khuyên không chỉ hỗ trợ điều trị hiệu quả căn bệnh dạ dày mà còn là thói quen rất đáng khuyến khích để có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh.

1. Bệnh nhân loét dạ dày, viêm dạ dày không nên ăn lạnh:
  • Bởi vì bệnh nhân loét, viêm dạ dày có chức năng tiêu hóa kém, khi ăn lạnh dễ bị kích thích đường tiêu hóa, ảnh hưởng đến tiêu hóa khiến bệnh nặng hơn. Ngay cả sau bữa ăn cũng không nên uống đồ uống lạnh.
  • Vì sau khi ăn thức ăn vẫn còn tồn tại trong dại dày và các cơ quan tiêu hóa khác, nếu ngay lập tức uống đồ uống lạnh sẽ khiến cho dạ dày phải mở rộng mạch máu, làm giảm lưu lượng máu đến các cơ quan khác, cản trở quá trình tiêu hóa bình thường.
  • Nước lạnh cũng dễ kích thích khiến nhu động đường tiêu hóa tăng nhanh, ảnh hưởng đến sự hấp thụ chất dinh dưỡng của cơ thể. Trong khi đó nó còn làm loãng dịch dạ dày, ảnh hưởng đến tiêu hóa. Ngoài ra, người già bị rối loạn chức năng tiêu hóa nói chung, khả năng chịu lạnh cũng đã giảm cũng không nên ăn nhiều đồ lạnh để không gây ra các rối loạn tiêu hóa.
CHIA SẺ 8 LỜI KHUYÊN GIÚP ĐIỀU TRỊ BỆNH DẠ DÀY HIỆU QUẢ
Ảnh minh họa
  •  Không ăn đồ ăn có tính axit mạnh hay chứa cafein

2. Nên ăn theo định lượng (về cả thời gian và khẩu phần)

Người đã có vấn đề về tiêu hóa tốt nhất nên thiết lập cho mình một lịch trình về thời gian và khẩu phần ăn, và sau đó nghiêm chỉnh tuân thủ. Việc ăn quá nhanh hay quá chậm cũng sẽ gây áp lực cho dạ dày. Nếu khi ăn nhai không kỹ, ăn nhanh nuốt vội, thức ăn chưa được nghiền nhỏ sẽ tăng thêm gánh nặng cho dạ dày, kéo dài thời gian lưu giữ thức ăn trong dạ dày, dẫn tới tổn thương niêm mạc dạ dày.

Việc nhai chậm, nhai kỹ có thể tăng tiết dịch tụy, từ đó làm cho dịch mật và axit hydrochloric giảm, rất có lợi cho dạ dày.

Việc ăn quá no cũng ảnh hưởng không tốt. Có một số người thường xuyên bổ sung dinh dưỡng tập trung vào buổi tối vì cả ngày đi làm, buổi trưa không có thời gian, hoặc có người quen ăn thêm gì đó trước lúc đi ngủ. Điều này sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ, ngủ không an giấc, dễ tăng cân. Đồng thời còn có thể kích thích niêm mạc dạ dày bài tiết quá nhiều axit hydrochloric, gây viêm loét dạ dày.

3. Không nên ăn thức ăn nhiều gia vị
  • Người đau dạ dày cần cẩn trọng trong ăn uống. Nếu những thực phẩm nào dùng vào mà có biểu hiện đau tăng lên, làm đầy bụng, sinh hơi, hoặc tiêu chảy thì cần kiêng, hoặc hạn chế dùng. Người bị bệnh này nên hạn chế ăn thức ăn nhiều gia vị như chiên, hun khói hay đồ nướng… Không ăn đồ ăn có tính axit mạnh hay chứa cafein (là chất kích thích) như trà, cà phê… Chè xanh rất tốt với người bình thường nhưng rất hại với người đau dạ dày, làm cho cơn đau dạ dày tăng lên, nhất là chè xanh đặc và uống vào lúc đói.
CHIA SẺ 8 LỜI KHUYÊN GIÚP ĐIỀU TRỊ BỆNH DẠ DÀY HIỆU QUẢ
Ảnh minh họa
  •  Sau khi ăn không nên tập thể dục
 
4. Hạn chế ăn đậu nành và các chế phẩm từ đậu nành:

Sữa đậu nành là tốt, nhưng đối với những người có vấn đề về dạ dày nên hạn chế uống và ăn các thực phẩm từ đậu nành.

5. Nên tránh một vài loại trái cây và rau quả:
  • Trái cây và rau quả rất tốt cho sức khỏe con người, nhưng riêng với bệnh nhân dạ dày cần tránh một số loại thực phẩm. Chẳng hạn như súp lơ xanh và bắp cải là những loại rau có chứa nhiều chất xơ, có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên khi đi vào đường ruột, nó lại dễ sinh ra nhiều khí gây đầy bụng. Vì vậy, với người đau dạ dày, nên nấu chín súp lơ xanh và bắp cải trước khi sử dụng.
  • Dưa chuột, dưa hấu có tính lạnh (hàn), người đau dạ dày phần lớn là do tỳ vị hư hàn, nếu ăn vào gây đầy bụng, tiêu chảy. Quả dứa có nhiều a-xít hữu cơ và có một số enzyme có tác dụng làm tiêu protein, không có lợi cho người đau dạ dày, làm tăng viêm loét niêm mạc dạ dày. Đu đủ xanh có chứa nhiều papain trong nhựa.
  • Chất này làm mòn niêm mạc dạ dày, người đau dạ dày không nên ăn.

6. Không tập thể dục ngay sau khi ăn:
  • Sau khi ăn không nên tập thể dục, đặc biệt là với người có bệnh dạ dày. Tốt nhất sau bữa ăn bạn nên nghỉ ngơi để thức ăn có thời gian tiêu hóa, dạ dày có sự tập trung để “làm việc”. Vì vậy, nếu muốn đi bộ thì hãy chờ 30 phút sau bữa ăn.
  • Trước khi đi ngủ bạn có thể xoa tay của bạn xung quanh rốn

7. Uống trà ấm:

Uống trà ấm là một thói quen lý tưởng đối với bệnh nhân dạ dày, nhiệt độ uống tốt là từ 30-32 độ C. Nhiệt độ thấp hơn là lạnh hơn so với dạ dày, dễ gây co thắt mạch máu, dẫn đến phòng vệ của dạ dày giảm, ảnh hưởng tới sức khỏe của nó.

8. Mát xa trước khi đi ngủ:

Sau khi ăn tối, trước khi đi ngủ bạn có thể xoa tay của bạn xung quanh rốn 64 vòng theo chiều kim đồng hồ. Kết thúc chà tay của bạn ở vùng bụng dưới. Thao tác đơn giản này không chỉ giúp duy trì trạng thái ổn định cho dạ dày mà còn kích thích dạ dày hoạt động tốt hơn, tránh lo lắng, giận dữ và các kích thích cảm xúc tiêu cực khác.