Thứ Năm, 11 tháng 12, 2014

NHÓM TUỔI NÀO DỄ MẮC VIÊM DẠ DÀY MẠN TÍNH?

Ellen Do     09:50  Chưa có bình luận

Theo thống kê, thì tỷ lệ mắc bệnh viêm dạ dày mạn tính giữa nam và nữ là 25/20. 

Nhóm tuổi mắc viêm dạ dày mạn tính cao nhất là 40 – 49, tiếp theo là 30 - 39 tuổi, rồi đến nhóm 50 - 59 tuổi, tỷ lệ mắc thấp là trên 60 tuổi. 
NHÓM TUỔI NÀO DỄ MẮC VIÊM DẠ DÀY MẠN TÍNH?
Ảnh minh họa
Ở Việt Nam, viêm dạ dày mạn tính là bệnh khá phổ biến trong nhân dân, chiếm khoảng 31% - 65% các trường hợp nội soi đường tiêu hóa trên, trong đó tỷ lệ nhiễm HP chiếm 63- 94,8%. Bệnh thường gặp ở cả nam và nữ, lứa tuổi mắc bệnh nhiều là từ 40-49 tuổi, tỷ lệ nhiễm HP trong viêm dạ dày mạn tính là 53,33%.  

Người viêm dạ dày thường có biểu hiện đau vùng thượng vị, ợ chua, buồn nôn.

Bệnh thường tiến triển nhiều tháng, nhiều năm, từng đợt, tỷ lệ tái phát sau điều trị cao, viêm dạ dày mạn tính dẫn đến loét dạ dày, ung thư dạ dày.

Nguyên nhân chính gây viêm dạ dày mạn tính là do vi khuẩn HP, lây chủ yếu qua đường ăn uống, nước bọt, dịch tiêu hóa, phân…

Ngoài ra, ăn uống không điều độ, nhai không kỹ, ăn không đúng giờ giấc, ăn nhiều gia vị chua, cay, dùng thuốc một vài loại thuốc gây kích thích niêm mạc dạ dày trong một khoảng thời gian dài như Salicylat, Aspirin, thuốc lợi tiểu có thủy ngân… là nguyên nhân của viêm dạ dày dị ứng mạn tính.

Với nguồn thức ăn lạ, ngoài ra, tác nhân stress làm mất cân bằng hệ thống bảo vệ và phá hủy viêm mạc dạ dày là một trong những nguyên nhân gây loét dạ dày đường tiêu hóa.

Người bị bệnh viêm dạ dày mạn tính do HP thường không có dấu hiệu lâm sàng đặc trưng mà thường có những rối loạn chức năng như đau bụng vùng thượng vị (trên rốn, khi ăn no), ợ hơi, ợ chua hay nôn, buồn nôn. Bệnh viêm dạ dày mạn tính nếu không được phát hiện kịp thời dẫn đến loét dạ dày, ung thư dạ dày.

Hiện nay việc chẩn đoán, theo dõi diễn biến viêm loét dạ dày tá tràng nói chung và viêm dạ dày mạn tính nói riêng chủ yếu dựa vào nội soi dạ dày. Đây là tiêu chuẩn trong vàng trong việc chẩn đoán bệnh viêm dạ dày, qua đó giúp việc điều trị đạt hiệu quả cao, ổn định và ít tái phát.

Viêm dạ dày do HP được chẩn đoán bằng nhiều phương pháp. Hiện nay, phương pháp chẩn đoán phổ biến là nội soi dạ dày. Về mặt điều trị, HP thông thường được dùng kháng sinh ( thường là 2 loại kết hợp) trong vòng 1 đến 2 tuần, sau thời gian dùng kháng sinh duy trì bằng kháng tiết 4-8 tuần tùy thuộc vào viêm hay loét dạ dày tá tràng.

Sau điều trị 1-3 tháng đi kiểm tra lại xem đã diệt được HP chưa, nếu chưa khỏi có thể nghĩ đến HP kháng thuốc cần phải sử dụng phác đồ kháng thuốc.

0 nhận xét :