Thứ Năm, 11 tháng 12, 2014

10 QUY TẮC ĂN UỐNG DÀNH CHO NGƯỜI BỊ ĐAU DẠ DÀY

Ellen Do     09:29  Chưa có bình luận
Diễn đàn sức khỏe về bệnh dạ dày xin chia sẻ cho các bạn: "10 Quy tắc ăn uống dành cho người bị bệnh dạ dày".

Bệnh đau dạ dày có liên quan tới chế độ ăn uống, do đó việc ăn uống đối với người mắc căn bệnh này cũng quan trọng như việc điều trị bệnh của các bác sỹ. Vậy nên ăn đồ gì và không nên ăn đồ gì? Dưới đây là 10 quy tắc ăn uống cho người bị bệnh dạ dày.
 
10 QUY TẮC ĂN UỐNG DÀNH CHO NGƯỜI BỊ ĐAU DẠ DÀY
Ảnh minh họa
1. Ăn ít các thực phẩm chiên rán: 
 
Do các loại đồ ăn này không dễ tiêu hóa nên có thể làm gia tăng gánh nặng cho đường tiêu hóa. Ăn nhiều có thể khiến máu nhiễm mỡ, không tốt cho sức khỏe.

2. Ăn ít các thực phẩm ngâm muối:

Trong các thực phẩm này chứa muối nên cũng làm cho dạ dày “vất vả” hơn trong khâu xử lý. Hơn nữa, chúng còn chứa một số chất gây ung thư nên bạn càng không nên ăn.

3. Hạn chế đồ sống, lạnh và thực phẩm kích thích:

Đồ ăn sống, lạnh và kích thích mạnh có tác dụng kích thích khá mạnh đối với niêm mạc đường tiêu hóa, nhất là niêm mạc dạ dày nên dễ gây tiêu chảy hoặc viêm dạ dày.

4. Ăn uống điều độ:

Nghiên cứu cho thấy, ăn uống điều độ đúng giờ, có định lượng sẽ hình thành phản xạ có điều kiện, hỗ trợ bài tiết tuyến tiêu hóa, có lợi cho tiêu hóa.

5. Đúng giờ, định lượng:

Bạn cần ăn đầy đủ 3 bữa/ngày và ăn đúng giờ, cho dù đói hay không đói. Tuyệt đối không được để dạ dày quá đói hoặc quá no vì khi đó các axit trong dạ dày sẽ tiết ra, gây ảnh hưởng đến hoạt động tiêu hóa.

6. Ăn chậm rãi để giảm bớt gánh nặng cho dạ dày:

Khi bạn nhai kỹ, nước bọt cũng sẽ tiết ra nhiều hơn. Điều này rất có lợi cho việc bảo vệ niêm mạc dạ dày.

7. Chọn giờ uống nước:

Thời điểm uống nước tốt nhất là lúc ngủ dậy vào sáng sớm và một giờ trước khi ăn. Uống nước ngay sau bữa ăn sẽ làm loãng dịch vị dạ dày, càng dễ gây ra chứng đau dạ dày. Uống quá nhiều nước canh cũng sẽ ảnh hưởng tới việc tiêu hóa thức ăn trong và sau bữa ăn.

8. Chú ý phòng lạnh:


Vùng bụng sau khi bị lạnh sẽ khiến chức năng dạ dày kém đi. Vì vậy, những người bị bệnh dạ dày càng nên chú ý giữ ấm vùng bụng, đừng để nhiễm lạnh.

9. Tránh các chất kích thích:

Không hút thuốc, bởi vì hút thuốc khiến mạch máu ở bụng bị co lại, ảnh hưởng tới việc cung cấp máu cho tế bào thành dạ dày, khiến sức đề kháng của niêm mạc dà dày giảm. Bạn cũng nên uống ít rượu, ăn ít các món cay như ớt, hạt tiêu… để bảo vệ dạ dày hoạt động tốt nhất có thể.

10. Bổ sung vitamin C:

Vitamin C có tác dụng bảo vệ dạ dày nếu tiêu thụ trong mức cho phép. Duy trì hàm lượng vitamin C bình thường trong dịch dạ dày có thể phát huy hiệu quả chức năng của dạ dày, bảo vệ bụng và tăng cường sức đề kháng cho dạ dày. Bạn nên bổ sung vitamin C từ các loại rau củ quả.

TÌM HIỂU VỀ BỆNH POLYP DẠ DÀY

Ellen Do     09:21  Chưa có bình luận
Thế nào là "Bệnh polyp dạ dày"?

Không ít người đã gửi thắc mắc cho chúng tôi hỏi bệnh polip dạ dày là gì ? Và nó có những đặc điểm gì? 

Bởi vì hiện nay ở nước ta đã có nhiều người mắc phải căn bệnh này. Chúng tôi xin cung cấp những thông tin sau đây giúp mọi người hiểu rõ hơn về căn bệnh này. 

Bệnh Polyp dạ dày là khối u lành tính xuất phát từ tế bào của lớp niêm mạc dạ dày. Polyp dạ dày có thể gặp ở bất cứ lứa tuổi nào, có bệnh Polyp mang tính di truyền trong gia đình có thể có nhiều người bị bệnh Polyp. Polyp nằm ở bất cứ vị trí nào trong dạ dày, nhưng hay gặp nhất là ở 1/3 duới của dạ dày (vùng hang vị). Polyp cũng có thể ở miệng nối giữa dạ dày và ruột trên bệnh nhân đã cắt dạ dày. 

TÌM HIỂU VỀ BỆNH POLIP DẠ DÀY
Ảnh minh họa
Có nhiều loại Polyp khác nhau tùy thuộc vào loại tế bào tạo thành Polyp, có thể có một hay rất nhiều Polyp với kích thước có thể thay đổi từ vài mm tới 15-20 cm, có những bệnh chỉ có polyp ở dạ dày nhưng cũng có những bệnh có Polyp ở dạ dày và ở ruột non, đại tràng như bệnh Polyp thiếu niên, bệnh polyp mang tính di truyền (bệnh pentz- Jeghers). Có những bệnh có polyp ở dạ dày và kèm theo các biểu hiện bệnh lý ở các nơi khác như có sắc tố ở môi, Polyp cổ tử cung, tinh hoàn, vú và tuỵ (Bệnh Pentz- Jeghers). Bệnh polyp kèm theo suy kiệt, rụngtóc, teo móng tay và có sắc tố ở da (Bệnh polyp cornkhit- Canada).

Polyp dạ dày có thể được phát hiện:

  • Tình cờ qua nội soi dạ dày, 
  • Cũng có khi có biến chứng chảy máu gây nôn ra máu, đi ngoài ra máu, hoặc nôn nhiều do Polyp quá to chèn vào lỗ môn vị (nơi dạ dày nối với ruột) gây hẹp môn vị. 

Chuẩn đoán:

  • Để chẩn đoán Polyp dạ dày, tốt nhất là soi dạ dày vì soi dạ dày có thể phát hiện đuợc những polyp rất nhỏ 1-2 mm, xác định được vị trí, kích thước số lượng hình dạng và những biến chứng của polyp như loét, chảy máu. Qua nội soi có thể sinh thiết Polyp để làm xét nghiệm tế bào để chẩn đoán Polyp thuộc loại tế bào nào, đã có biến chứng ung thư chưa để có kế hoạch theo dõi và điều trị kịp thời. 
  • Nếu bệnh Polyp mang tính di truyền cần soi kiểm tra những nguời trong gia đình để phát hiện Polyp. Nếu nghi ngờ có Polyp ở đại tràng cần soi đại tràng. 
  • Polyp dạ dầy cần được chẩn đoán phân biệt với các khối u lành tính xuất phát từ lớp niêm mạc của dạ dày (u duới niêm mạc dạ dày) bằng phương pháp siêu âm nội soi.
  • Polyp dạ dầy cần được phân biệt với ung thư có hình dạng giống Polyp bằng phương pháp nội soi kết hợp với sinh thiết để tìm tế bào ung thư và siêu âm nội soi.

CÓ NÊN UỐNG VITAMIN C KHI BỊ ĐAU DẠ DÀY KHÔNG?

Ellen Do     09:14  1 Bình luận
Bệnh đau dạ dày ngày càng trở nên phổ biến. Đặc biệt khá nhiều bạn trẻ mắc phải các bệnh liên quan đến dạ dày. Một trong những thắc mắc đặt ra là : Khi bị đau dạ dày liệu có được uống vitamin C không? 

Chúng tôi xin trả lời bạn đọc trong bài viết này.

Khá nhiều người đau dạ dày do viêm, loét thường được khuyên không nên ăn chua để tránh tăng acid dịch vị gây ra các cơn đau do kích thích các ổ viêm loét. 

Vitamin C có vị chua nên nhiều người lầm tưởng là bệnh dạ dày thì không được dùng thuốc này. Tuy nhiên, vitamin C (acid ascorbic) là một sinh tố cần thiết cho sức khỏe và có tác dụng tốt bảo vệ thành mạch. 
CÓ NÊN UỐNG VITAMIN C KHI BỊ ĐAU DẠ DÀY KHÔNG?
Vitamin C rất cần cho người đau dạ dày
Hơn nữa, vitamin C không chỉ là thuốc và không phải chỉ có trong những trái cây chua như chanh, cam... mà nó cũng còn có nhiều trong những trái cây ngọt như đu đủ, dưa hấu… cũng như trong nhiều loại rau cải như bông cải trắng, bông cải xanh, ớt chuông, rau dền, măng tây, giá, hành tây...

Người bị đau dạ dày vẫn cần ăn đủ các thức ăn trên để cơ thể tăng sức đề kháng và không bị thiếu sinh tố C.

Dùng vitamin C không những không hại đến dạ dày mà còn giúp giảm nguy cơ bị nhiễm vi trùng H.Pylori là nguyên nhân thường nhất gây viêm, loét dạ dày. Vitamin C có tác dụng bảo vệ dạ dày nếu tiêu thụ trong mức cho phép.

Duy trì hàm lượng vitamin C bình thường trong dịch dạ dày có thể phát huy hiệu quả chức năng của dạ dày, bảo vệ bụng và tăng cường sức đề kháng cho dạ dày. Tốt nhất nên bổ sung vitamin C từ các loại rau củ quả.

CÓ NÊN DÙNG NGHỆ VỚI MẬT ONG KHI BỊ DẠ DÀY KHÔNG?

Ellen Do     09:06  1 Bình luận
Có rất nhiều bạn đọc có hỏi: "Đau dạ dày có nên dùng nghệ với mật ong không?" . Hôm nay chúng tôi sẽ giải đáp câu hỏi này cho các bạn.

Căn bệnh đau dạ dày là bệnh khá phổ biến trong xã hội hiện đại ngày nay. Nhiều người thường bảo nhau nếu bị đau dạ dày chỉ cần dùng nghệ trộn với mật ong ăn hàng ngày là khỏi. Vậy thực sự tác dụng chữa đau dạ dày của nghệ với mật ong như lời đồn đại hay không? 

Lương y Nguyễn Hữu Toàn người có nhiều năm kinh nghiệm trong việc điều trị bệnh dạ dày cho bệnh nhân bằng thuốc đông y cho biết: Đúng là nghệ và mật ong có tác dụng tốt đối với bệnh đau dạ dày nhưng chỉ tốt với những người bệnh thuộc thể hư hàn thôi vì nghệ và mật ong đều có tính ấm nóng.
CÓ NÊN DÙNG NGHỆ VỚI MẬT ONG KHI BỊ DẠ DÀY KHÔNG?
Ảnh minh họa
Mật ong trộn nghệ chữa đau dạ dày
 
Nghệ vừa là gia vị, vừa là vị thuốc quý. Khi bị thương chúng ta có thể dùng nghệ tươi bôi trực tiếp lên vùng da bị thương vừa có tác dụng chống nhiễm khuẩn vừa nhanh lành mà không để lại sẹo.
 
Trong nghệ có chứa curcurmin có tác dụng tăng tiết mật, hỗ trợ tiêu hóa nhưng lại không tăng tiết dịch vị dạ dày. Vì thế khi bị viêm loét dạ dày nhiều người hay dùng nghệ tươi hay tinh nghệ đều tốt cả. Ngoài ra, nghệ còn ức chế khả năng sinh khối u trong dạ dày và các nơi khác.
 
Còn mật ong trong y học cổ truyền vừa làm thuốc bổ dưỡng vừa có tác dụng kháng khuẩn. Mật ong chứa đường glucoza, đường hoa quả… và đặc biệt là nhiều vitamin các loại B1, B2, B6, E,… Những vitamin trong mật ong kích thích sự trao đổi chất. Kali và magiê (dạng thường hóa) kích thích ăn ngon miệng, tăng hàm lượng axit hữu cơ và cải thiện sự tiêu hóa, những hạt (của) phấn hoa trong mật ong tăng cường khả năng miễn dịch. Với dạ dày, mật ong làm giảm tiết axít nên các triệu chứng đau rát sẽ nhanh chóng mất đi. 
 
Còn ngược lại nếu bệnh nhân đau dạ dày, viêm hang vị dạ dày do nhiệt tích tụ gây ra thì nghệ và mật ong không những không có tác dụng mà ngược lại còn có thể làm bệnh trở nên nặng hơn. 
 
Chính vì thế khi các bạn dùng cần tham khảo ý kiến của người có chuyên môn, không nên tự ý sử dụng để tránh những hậu quả nghiêm trọng.

TÌM HIỂU VỀ BỆNH ĐAU DẠ DÀY

Ellen Do     08:59  1 Bình luận
Thế nào là bệnh đau dạ dày?
Bệnh đau dạ dày (hay còn gọi là đau bao tử), là thuật ngữ dùng để chỉ tình trạng đau có nguồn gốc tổn thương tại dạ dày như viêm hay loét dạ dày. 
 
1. Nguyên nhân bệnh đau dạ dày:
Có khoảng hơn 40 nguyên nhân gây ra bệnh dạ dày, trong đó nguyên nhân chủ yếu và các yếu tố thúc đẩy bệnh phát triển gồm:
TÌM HIỂU VỀ BỆNH ĐAU DẠ DÀY
Ảnh minh họa
  • Căng thẳng về thần kinh, tâm lý do chấn thương về tâm thần tình cảm hay lo nghĩ buồn phiền. Do rối loạn chức năng của các tuyến nội tiết. 
  • Rối loạn nhịp điệu và tính chất của thức ăn, như dùng nhiều rượu, các chất chua cay, thuốc lá, ăn thiếu dinh dưỡng, vitamin.
  • Có những vấn đề về thể trạng và di truyền. Ông bà, bố mẹ bị mắc viêm loét dạ dày, tá tràng thì con cháu cũng có thể mắc bệnh này.
  • Ảnh hưởng của môi trường bên ngoài như độ ẩm, áp lực, nhiệt độ. Ở Việt Nam bệnh thường tiến triển vào mùa rét.
  • Lạm dụng rượu, thuốc lá tăng nguy cơ mắc bệnh đau dạ dày.
  • Trong những năm gần đây, nhiều công trình nghiên cứu đã cho rằng xoắn khuẩn Helicobacter Pylori (HP) làm thoái hoá lớp chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày, gây độc tố cho tế bào dạ dày.
2. Triệu chứng bệnh đau dạ dày:
Khi cơ thể có những dấu hiệu sau đây thì bạn đã có thể nghĩ đến đau dạ dày và nên đến bác sĩ để xác định:
  • Đau bụng vùng trên rốn xảy ra sau khi ăn 2 đến 3 tiếng, đôi khi xảy ra ban đêm làm bạn phải thức giấc.
  • Đau bụng vùng trên rốn trầm trọng hơn khi đói bụng và giảm sau khi uống sữa, ăn thức ăn hoặc uống thuốc trung hoà axit.
  • Nôn hoặc buồn nôn.
  • Ăn không tiêu, ợ chua vào buổi sáng hay sau khi ăn 3 đến 4 tiếng.
3. Biến chứng bệnh đau dạ dày:
Viêm dạ dày mãn và loét dạ dày sẽ gây ra các biến chứng sau đây:
  • Chảy máu dạ dày (nôn ói ra máu tươi hay đi tiêu phân màu đen mùi rất hôi... Đây là tình trạng cấp cứu nguy hiểm tính mạng).
  • Thủng dạ dày gây viêm màng bụng (đau bụng dữ dội, bụng gồng cứng, sốt, tim đập nhanh, huyết áp hạ thấp... Đây cũng là tình trạng cấp cứu nguy hiểm tính mạng).
  • Ung thư dạ dày.

BỆNH VIÊM LOÉT DẠ DÀY NÊN ĂN GÌ ?

Unknown     07:50  Chưa có bình luận
NHỮNG THỰC PHẨM TỐT CHO DẠ DÀY
  • Các thức ăn có tác dụng giảm tiết dịch vị: Chất ngọt (Đường, bánh, mứt, kẹo, mật ong, chè), chất béo (Dầu thực vật ăn sống với lượng ít, bơ)
  • Thức ăn có tính bọc niêm mạc dạ dày, thấm dịch vị như gạo nếp, bột sắn, bánh mì, bánh quy, các loại khoai ninh nhừ. Những thức ăn này mềm, dễ tiêu hóa, lại có chất kiềm, có tác dụng làm bão hòa axít trong dạ dày.
  • Sữa, trứng có tác dụng đệm trung hòa axit trong dạ dày. Sữa nên uống sữa nóng; trứng nên ăn dạng hấp hoặc cho vào cháo, một tuần chỉ nên ăn 2-3 lần
  • Các thực phẩm giàu đạm như : Thịt nạc, cá nạc. nên dùng dưới dạng luộc, hấp, kho, om thì dễ tiêu hóa và hấp thu.         
Ảnh minh họa
  • Tôm cá không những giàu chất Protein với chất lượng cao, mà còn giàu nguyên tố vi lượng kẽm mà cơ thể con người cần thiết, nguyên tố vi lượng là một chất rất quan trọng để làm lành chỗ loét
  • Rau củ tươi, hoa quả sẽ cung cấp lượng Vitamin A, B, C có tác dụng làm lành chỗ loét. Các loại rau củ non, đặc biệt họ cải (cải bắp, củ cải, rau cải) có chứa vitaminU giúp chóng liền các vết thương đường tiêu hóa. Các loại rau củ phải ăn chín.
  • Dầu ăn sống với số lượng ít (5-10ml/bữa) có tác dụng làm giảm bài tiết dịch vị. Nên chọn các loại dầu chế biến từ các loại hạt như dầu hướng dương, dầu vừng, dầu hạt cải, dầu đậu nành…
  • Người bệnh viêm loét dạ dày hành tá tràng nên dùng các thức uống như: nước lọc, nước khoáng, nước chè loãng.
  • Sữa chua nhằm bổ sung vi khuẩn có ích BB12 giúp tăng axit luminal, tiết ra protein diệt khuẩn và ức chế các vi khuẩn có hại, làm giảm sự phát triển, sự bám dính của các loại vi khuẩn như Ecoli, Yersinia và nhất là vi khuẩn HP.

Thức ăn không nên dùng cho người viêm loét dạ dày hành tá tràng
  • Thực phẩm có độ axit cao, đồ chua: Bún, dưa cà muối, hành muối, quả chua (như chanh, cam, bưởi), sữa chua (ăn quá nhiều, ăn lúc đói), vitamin C, giấm, mẻ, tương ớt...;
  • Kiêng uống các đồ uống có vị chua: nước chanh, nước mơ, nước dứa vì chúng có tính kích thích dạ dày tiết dịch axít, gây tổn hại niêm mạc dạ dày, làm vết thương khó lành.
  • Các loại đồ uống có cồn cũng làm tăng nồng độ axít trong dạ dày khiến chỗ viêm loét nặng thêm.
  • Uống nước có gas sẽ sinh khí trong dạ dày, làm phình trướng nên dễ bục dạ dày nếu vết loét nặng.
  • Các loại thực phẩm tạo hơi trong dạ dày: các loại đậu đỗ, các loại dưa cà muối, hành...
  • Các loại thực phẩm làm hư hại niêm mạc dạ dày: rượu, bia, ớt, tỏi, càphê đặc, trà...
  • Các loại thức ăn tăng tiết axít như các loại nước xốt thịt, cá đậm đặc...
  • Gia vị: giấm ớt, tỏi, hạt tiêu quá cay, chất thơm... kích thích niêm mạc dạ dày
  • Các loại thức ăn nguội chế biến sẵn (giăm bông, lạp xưởng, xúc xích)
  • Hạn chế đồ chiên xào, rán, nướng, trộn nộm vì chúng khó tiêu hóa, đọng lại trong dạ dày lâu, tăng thêm gánh nặng cho dạ dày
  • Những thức ăn cứng, dai gây cọ sát niêm mạc dạ dày như: Thịt nhiều gân, sụn, rau có nhiều xơ (rau già, măng, rau cần…), quả xanh sống, Quả khô, rau cần, hẹ, rau dưa, măng… là những loại thức ăn khó tiêu hoá, làm hỏng niêm mạc dạ dày, khó lành chỗ loét, thậm chí càng loét thêm.
  • Những thức ăn sống, lạnh, mất vệ sinh, thức ăn đã biến chất có thể làm nặng thêm tình trạng viêm loét dạ dày hành tá tràng

DẤU HIỆU PHÁT HIỆN DẠ DÀY BỊ TỔN THƯƠNG

Unknown     07:47  1 Bình luận
Đau dạ dày là bệnh lý về đường tiêu hóa, đây là biểu hiện của dạ dày bị tổn thương dẫn đến những cơn đau khó chịu, âm ỉ cho người bệnh nhất là những lúc dạ dày no quá hoặc đói quá. Bệnh thường chủ yếu xảy ra với những người thường xuyên phải thức đêm, uống nhiều bia rượu và đây cũng là những nguyên nhân chính gây ra bệnh. Nếu bạn đang có những biểu hiện sau đây có thể bạn mắc bệnh đau dạ dày:

Đau thượng vị

Đây là dấu hiệu cơ bản của bệnh và thường có ở tất cả những người bị mắc các bệnh lý tá tràng. Người bệnh bị đau thượng vị có thể đau vùng dưới hoặc cách xa mũi ức. Cảm giác đau thường là do tùy từng người đau âm ỉ, tức bụng, nóng rát khó chiu… nhưng không có cảm giác đau quằn quại và cơn đau thường xảy ra khi cơ thể đói quá hoặc có thể no quá.

Ảnh minh họa
Ăn kém là dấu hiệu nhận biết bệnh đau dạ dày

Người có biểu hiện này có thể kém ăn do hệ tiêu hóa không tiêu, tức bụng, căng bụng dẫn đến ăn không ngon, kém ăn. (Tất cả những người có biểu hiện kém ăn không phải ai cũng mắc bệnh dạ dày, mà đây có thể do các bệnh lý khác có liên quan đến đường tiêu hóa như nhiễm khuẩn, đặc biệt là rối loạn tâm thần).
Ảnh minh họa
Dấu hiệu nhận biết bệnh đau dạ dày là ợ chua, ợ hơi.
 

Đây là dấu hiệu rất quan trọng của bệnh đau dạ dày do sự vận động của dạ dày bị rối loạn làm thức ăn bị khó tiêu dẫn tới lên men và sinh ra hơi. Bệnh nhân có thể bị ợ hơi, ợ chua và ở lên nửa chừng và kèm theo đó là các dấu hiệu đau sau mũi ức hoặc sau xương ức ( dấu hiệu đau thượng vị)
 

Buồn nôn và nôn

Buồn nôn và nôn là hiện tượng các thức ăn trong dạ dày bị đẩy ra ngoài qua đường miệng . Nếu việc này tiếp diễn nhiều thương xuyên sẽ dẫn tới những hậu quả như: rách thực quản, rách niêm mạc thực quản vùng tâm vị dẫn đến chảy máu (Hội chứng Mallory Weiss). Ngoài ra khi nôn nhiều cơ thể sẽ bị lầm vào tình trạng bị mất nước và kéo theo là tụt huyết áp. Triệu chứng này là biểu hiện của các bệnh có liên quan tới dạ dày gây ra nôn như: viêm dạ dày cấp, loét dạ dày tá tràng, ung thư dạ dày, hẹp môn vị, chảy máu dạ dày.
 

Chảy máu tiêu hóa

Chảy máu tiêu hóa hay còn gọi là chảy máu dạ dày là hiện tượng máu thoát ra khỏi thành mạch và chảy vào lòng ống tiêu hóa. Biểu hiện này rất nguy hiểm, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng cho con người trong thời gian ngắn vài giờ thậm chí có thể trong vài phút chính vì thế cần đưa người bệnh có triệu chứng này đến các cơ sở y tế ngay để được điều trị. Những biểu hiện cơ bản dễ nhận thấy của chảy máu tiêu hóa là như bị nôn ra máu đỏ tươi, máu đen hoặc đi ngoài ra máu. Khi người bệnh có hiện tượng này là do những bệnh lý về dạ dày như loét dạ dày tá tràng, ung thư dạ dày….

Đây 5 dấu hiệu nhận biết bệnh đau dạ dày giúp cho bạn có thể dễ dàng nhận biết được để từ đó bạn có những cách phòng tránh hoặc khắc phục, điều trị bệnh đau dạ dày sớm để bệnh nhanh khỏi.

Thứ Tư, 1 tháng 10, 2014

THUỐC CHỮA BỆNH DẠ DÀY HIỆU QUẢ

Unknown     21:09  1 Bình luận
Bệnh dạ dày phòng ngừa và điều trị. Thống kê cho thấy số lượng bệnh nhân bị đau dạ dày ngày càng gia tăng. Đau dạ dày hay nói chính xác là viêm dạ dày, loét dạ dày, viêm loét dạ dày hành tá tràng,… còn được coi là căn bệnh của xã hội hiện đại. Ăn nhanh, ăn vội vàng, nhai không kỹ là một trong những nguyên nhân gây bệnh dạ dày. Ngoài ra việc thường xuyên phải đối mặt với căng thẳng, ăn uống không đúng giờ, ăn đồ ăn nhanh được chế biến sẵn, sử dụng thuốc kháng sinh cũng là nguyên nhân gây bệnh dạ dày. Bệnh đau dạ dày có thể xuất hiện ở bất kì lứa tuổi nào, trẻ em từ 1 tuổi trở lên cho đến những cụ già ngoài 90 tuổi cũng có thể mắc bệnh dạ dày.

Cách chữa bệnh dạ dày

Tục ngữ có câu: “vị bệnh sinh bách bệnh” từ một bệnh nếu không được điều trị khỏi hẳn, cứ để dai dẳng kéo dài có thể sinh ra nhiều bệnh khác. Để điều trị bệnh một cách hiệu quả cần xác định nguyên nhân gây bệnh dạ dày.

NHỮNG THÓI QUEN NGUY HIẾM CHO BỆNH DẠ DÀY

Unknown     20:59  Chưa có bình luận
Không nên ăn trước khi ngủ có rất nhiều những thói quen xấu trong sinh hoạt và ăn uống dẫn tới bệnh dạ dày như đau, viêm loét, ung thư… Vậy hãy tránh xa những thói quen sau nhé.


1. Ăn trước khi ngủ

Thói quen nguy hiểm cho da dày
Bất cứ loại thực phẩm nào, kể cả thực phẩm dễ tiêu hóa như sữa, hoa quả… cũng có thể làm hỏng dạ dày. Vì thành phần protein có trong thực phẩm sẽ kích thích quá trình tiết axit và dịch vị trong dạ dày. Thức ăn chưa kịp tiêu hóa hết sẽ phân hủy và lên men trong dạ dày, dẫn tới đầy bụng và đau dạ dày.

THỰC PHẨM CÓ HẠI CHO BỆNH ĐAU DẠ DÀY

Unknown     20:47  Chưa có bình luận
Đồ rán có hại cho dạ dày


Đau dạ dày đông y gọi là vị quản thống là chỉ đau ở vùng thượng vị. Đau dạ dày thường do một số nguyên nhân chính gây nên như: khí trệ, hỏa uất, huyết ứ, hư hàn. Đau dạ dày ngoài việc điều trị bằng thuốc, thì chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng. Một số thực phẩm khi ăn có thể có lợi cho dạ dày, tuy nhiên một số thực phẩm khác khi ăn lại cho hại cho dạ dày. Dưới đây là một số thực phẩm cần tránh đối với những người bị đau dạ dày.

THỰC PHẨM CÓ HẠI CHO BỆNH ĐAU DẠ DÀY
Thực phẩm có hại cho bệnh dạ dày
Thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ

Những người bị đau dạ dày nên hạn chế các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ. Các loại thực phẩm này luôn chứa nhiều chất béo. Thực phẩm giàu chất béo có thể khiến bạn bị tiêu chảy.